Sunday, April 22, 2018

Cách viết truyện ngắn như thế nào? (phần 2)

Hãy cùng nhau tìm hiểu cách viết truyện ngắn như thế nào. Xem phần 1 tại đây.
5.Giới hạn phạm vi câu chuyện

Một cuốn tiểu thuyết có thể trải dài hàng triệu năm, bao gồm nhiều cốt truyện phụ, nhiều địa điểm và cả một hệ thống các nhân vật phụ. Tuy nhiên, các sự kiện chính trong truyện ngắn nên được giới hạn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (vài ngày hoặc thậm chí chỉ vài phút). Ngoài ra, để đạt được hiệu quả mong muốn, thông thường bạn không thể triển khai hơn một cốt truyện, hai hoặc ba nhân vật chính và một bối cảnh. Nếu muốn kể một câu chuyện có phạm vi rộng hơn, có lẽ bạn nên viết truyện vừa hoặc tiểu thuyết.
6.Xác định nhân vật dẫn chuyện


Một câu chuyện có thể được kể trên ba góc nhìn chính: ngôi thứ nhất (‘’Tôi’’), ngôi thứ hai (bạn), và ngôi thứ ba (“anh ta hay ‘’cô ta’’). Khi truyện được kể ở ngôi thứ nhất, một nhân vật trong truyện ngắn đóng vai trò là người kể chuyện; với truyện dưới góc nhìn ở ngôi thứ hai, người đọc trở thành một nhân vật trong truyện, và truyện ở ngôi thứ ba sẽ được kể bởi một nhân vật ngoài cuộc. (Truyện kể ở ngôi thứ hai rất hiếm).
Nhớ rằng người dẫn chuyện ở ngôi thứ nhất chỉ kể những gì mình biết (giới hạn ở những điều tận mắt nhìn thấy hoặc nghe người khác kể lại), trong khi người dẫn chuyện ở ngôi thứ ba có thể biết tất cả và đi vào ý nghĩ của từng nhân vật (ngôi thứ ba thông suốt) hoặc có thể chỉ giới hạn ở những điều mà một nhân vật nhìn thấy (ngôi thứ ba giới hạn).
Bạn cũng có thể pha trộn và kết hợp các nhân vật dẫn chuyện. Ví dụ, bạn có thể dùng cách dẫn chuyện ở ngôi thứ nhất trong một chương, và chương sau chuyển sang ngôi thứ ba, hoặc thậm chí có thể sử dụng ngôi thứ nhất trên các góc nhìn của nhiều nhân vật. Một ví dụ tiêu biểu cho nghệ thuật này là truyện ngắn "Rashōmon" của Akutagawa Ryūnosuke. Tác phẩm này sau đó đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Akira Kurosawa.

7.Sắp xếp các ý tưởng


Sau khi đã chuẩn bị các yếu tố cơ bản của truyện, có lẽ bước hữu ích tiếp theo là lập các mốc thời gian để bạn có thể dựa vào đó mà quyết định điều gì sẽ xảy ra vào khi nào.
Truyện ngắn của bạn nên có ít nhất phần giới thiệu, sự kiện khởi đầu, xung đột tăng dần, cực điểm của cao trào, xung đột giảm dần, và cuối cùng là kết thúc câu chuyện. Bạn có thể vẽ hoặc viết ra hình ảnh mô tả thật đơn giản về những sự kiện xảy ra trong từng giai đoạn. Điều này sẽ giúp bạn tập trung khi viết truyện và dễ dàng thay đổi các tình tiết. Như vậy bạn có thể duy trì mạch truyện chặt chẽ cho toàn bộ câu chuyện.

8.Bắt đầu viết truyện


Tùy vào việc bạn phác thảo cốt truyện và nhân vật kỹ lưỡng đến đâu, quá trình thực sự viết có thể chỉ đơn giản là chọn câu chữ.
Tuy nhiên, viết truyện ngắn là một công việc hao tâm tổn trí. Có lẽ bạn không hiểu rõ về cốt truyện và các nhân vật của mình như bạn tưởng, nhưng không sao – theo một nghĩa nào đó, các nhân vật sẽ nói cho bạn biết về những điều họ cần, ngay cả khi bạn dồn họ đến chân tường. Hơn nữa, đâu phải bạn không thể viết lại bản nháp thứ hai!

9.Mở đầu ấn tượng


Trang viết đầu tiên – một số cho rằng câu mở đầu – của bất kỳ một bài viết nào cũng cần phải thu hút người đọc và khơi gợi sự tò mò khiến người ta muốn đọc tiếp.
Mở đầu nhanh gọn là điều rất quan trọng trong thể loại truyện ngắn, bởi bạn không có nhiều đất để kể câu chuyện. Đừng rề rà với phần giới thiệu dài dòng về nhân vật hoặc những mô tả không mấy thú vị về bối cảnh: hãy đi thẳng vào cốt truyện và dần dần tiết lộ các chi tiết về nhân vật và bối cảnh khi phát triển câu chuyện.

10.Tiếp tục viết


Bạn sẽ gặp phải một vài trở ngại trong quá trình viết. Tuy nhiên dù sao thì bạn cũng sẽ phải vượt qua. Bạn hãy dành thời gian mỗi ngày để viết và đặt mục tiêu để hoàn thành, giả dụ như mỗi ngày một trang. Cho dù những trang viết của bạn ngày hôm đó cuối cùng nằm trong sọt giấy thì bạn cũng đã viết và suy nghĩ về câu chuyện, và điều đó sẽ giúp bạn bước tiếp.
Cân nhắc tham gia một nhóm viết văn hoặc các hoạt động sáng tác. Một hoạt động rất tuyệt dành cho những các tác giả đủ thể loại là "National Novel Writing Month," (tháng viết tiểu thuyết quốc gia), hay gọi tắt là NaNoWriMo. Từ mùng 1 đến 30 tháng mười một hàng năm, bạn sẽ có nhiệm vụ viết một cuốn tiểu thuyết với ít nhất 50.000 từ. Chất lượng và sự xuất sắc không được tính đến – mục đích ở đây là đặt bút viết. Bạn có thể kiểm tra các đường dẫn để tìm hiểu thêm thông tin.

11.Để cho câu chuyện tự kể
Khi phát triển câu chuyện, có thể bạn muốn lái cốt truyện sang một hướng khác với dự định ban đầu, hoặc bạn muốn thay thế hay loại bỏ một nhân vật. Hãy lắng nghe các nhân vật của bạn khi họ mách bảo bạn thay đổi, và đừng lo phá vỡ toàn bộ kế hoạch ban đầu nếu bạn có thể kể một câu chuyện hay hơn trong quá trình viết truyện ngắn.


Nếu bạn có nhu cầu xuất bản sách thì hãy lên hệ qua Hotline: 0902467524 - Email: trantrungkien@danhnhan.net - Mr. Trần Trung Kiên – Tác giả - Cố vấn Tác giả) –– Người sẽ giúp bạn xuất bản sách thành công trên từng con chữ!

0 comments:

Post a Comment